– Thời thiết vào hè trở nên nắng nóng, điều này khiến các thiết bị làm mát trong nhà bạn như máy lạnh, tủ lạnh, quạt điện thường xuyên hoạt động với công suất tăng cao. Đặc biệt là tủ lạnh nếu chúng ta không có một chiến lượt sử dụng tủ lạnh trong ngày hè thì sẽ khiến chiếc tủ lạnh của bạn luôn ở trong trạng thái gồng mình hoạt động đến hết công suất nên sẽ khiến tủ lạnh của bạn giảm tuổi thọ và tiêu tốn điện năng rất nhiều. Vì vậy trong bài viết này Điện Lạnh Trường Thịnh sẽ hướng dẫn các độc giả cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả trong ngày hè này.
Lý do không nên bảo quản trứng ở trong tủ lạnh?
Cách bảo quản đậu phụ tươi ngon nhiều ngày trong tủ lạnh
Điều chỉnh nhiệt độ theo mùa
– Các mẹ nên lưu ý, mùa đông ta nên để rơ le nhiệt độ số 1(nhỏ nhất), mùa hè hãy để số 4 hoặc 5 để đảm bảo nhiệt độ bên trong tủ luôn ở chế độ lí tưởng để bảo quản thực phẩm.
– Việc thay đổi nhiệt độ cho tủ lạnh giúp bạn tiết kiệm được điện và không bị hỏng đồ ăn do quá lạnh hoặc quá nóng.
Tận dụng ngăn làm đông
– Việc bảo quản thực phẩm trong ngăn đông hữu ích hơn là bạn tưởng. Vì ngăn đông có thể giữ thức ăn lâu hơn từ vài tuần đến vài tháng thậm chí cả năm. Để tránh hao hụt giá trị dinh dưỡng của thực phẩm bạn nên bọc kĩ bằng túi ni-lông hoặc bỏ vào hộp kín trước khi để kết đông. Khi mang ra sử dụng, không nên rã đông bằng cách ngâm vào nước nóng hoặc cho vào lò vi sóng vì như thế sẽ làm giảm dinh dưỡng, chất lượng cũng như hương vị sản phẩm.
– Cách rã đông tốt nhất là cho vào tủ mát cho đến khi hết đông hoặc để ở nhiệt độ thường.
Kiểm tra thực phẩm thường xuyên
– Bảo quản thực phẩm đã nấu chín trong ngăn lạnh được 1-2 ngày, còn thực phẩm tươi có thể lên đến 1 tuần. Vì vậy, các chị em phải thường xuyên kiểm tra tủ lạnh để tránh tình trạng “quên” thức ăn khiến thức ăn bị ôi, thiu phát sinh vi khuẩn gây hại cho sức khỏe cả nhà.
Bạn nên kiểm tra thực phẩm thường xuyên để tránh bị “quên” thực phẩm
Lưu ý khi để thực phẩm trong tủ lạnh
– Đồ ăn để trong tủ cần được bọc kĩ bằng giấy báo hoặc bao ni-lông để thực phẩm không bị mất nước và tươi lâu hơn vừa tránh lây nhiễm và hạn chế mùi trong tủ lạnh.
– Không nên để các thực phẩm nặng mùi như mít, sầu riêng, mắm tôm…trong tủ vì mùi thực phẩm lưu lại rất lâu gây khó chịu
– Không nên để trái cây quá sát bên nhau trong tủ lạnh để tránh một trái chín sớm làm lây sang các hoa quả khác.
– Phần lạnh nhiều nhất trong tủ lạnh là mặt kính sát với ngăn rau củ. Đây là là nơi có nhiệt độ thấp nhất, bạn nên để thịt, cá ở đó.
– Hộc tủ dưới cùng là khu vực dành riêng cho rau củ. Nên loại bỏ phần lá xanh không cần dùng của nhiều loại rau củ, như cà rốt, củ cải, su hào… trước khi cho vào ngăn này.
– Đồ ăn nấu chín cần để nguội trước khi cho vào tủ.
– Luôn đóng đủ thật kín, tránh mở cửa tủ nhiểu lần trong thời gian dài vì mỗi lần mở cửa tủ là một lần khoang tủ mất hầu hết khí lạnh.
Bạn cũng nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để tránh vi khuẩn gây bệnh cho thực phẩm
Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
– Nên vệ sinh tủ lạnh hàng tuần nếu không tủ lạnh sẽ trở thành ổ chứa vi khuẩn vô cùng nguy hiểm.
– Trước khi vệ sinh tủ lạnh, ta rút phích cắm điện, lấy hết thực phẩm trong tủ ra, bỏ đi những thực phẩm đã hỏng.
– Sau đó, tháo rời các khay đựng ra rửa sạch, phơi khô. Pha loãng 2,3 thìa giấm với nước xịt lau trong ngoài tủ lạnh sẽ sáng bóng như mới, khử cả mùi hôi.
– Cuối cùng, xếp các khay lại như cũ, phân loại thực phẩm để vào, bỏ kèm vài lát chanh hoặc vỏ quýt cho tủ lạnh hết mùi hôi.
– Cắm điện lại ít nhất sau 15 phút rút điện ra.
– Sau quá trình sử dụng tủ lạnh khoảng 1, 2 năm ta nên kiểm tra dây cao su phong kín ở cánh cửa tủ lạnh bằng cách đặt 1 đèn pin bật sáng trong tủ, nếu có tia sáng hắt ra nghĩa là tủ bị hở, cần lấy bông nhét vào chỗ hở tránh làm khí lạnh thoát ra ngoài, giảm hiệu quả làm lạnh, làm tốn điện.
– Nếu tủ lạnh của gia đình bạn hư hỏng nên liên hệ ngay đến dịch vụ sửa tủ lạnh tại nhà để khắc phục nhanh chóng nhằm giảm thiệt hại của tủ lạnh gây ra.